-
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI
(Theo Luật Đất đai 2024)
I. Thủ tục hành chính về đất đai theo Luật Đất đai 2024
Theo khoản 1 Điều 223 Luật Đất đai 2024 thì các thủ tục hành chính về đất đai bao gồm:
- Thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất;
- Thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất;
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; thủ tục đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận đã cấp;
- Thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất;
- Thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất;
- Thủ tục cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất;
- Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính;
- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai;
- Thủ tục hành chính khác về đất đai.
II. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai theo Điều 224 Luật Đất đai 2024 như sau:
- Bảo đảm sự bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, chính xác giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
- Bảo đảm phương thức thực hiện đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, lồng ghép trong việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của tổ chức, cá nhân và cơ quan có thẩm quyền góp phần cải cách thủ tục hành chính.
- Tổ chức, cá nhân yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính về đất đai chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai và các giấy tờ trong hồ sơ đã nộp.
- Các thủ tục hành chính về đất đai được thực hiện bằng hình thức trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính về đất đai chịu trách nhiệm thực hiện đúng thẩm quyền và thời gian theo quy định của pháp luật, không chịu trách nhiệm về những nội dung trong các văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ đã được cơ quan, người có thẩm quyền khác chấp thuận, thẩm định, phê duyệt hoặc giải quyết trước đó.
III. Quy định về công bố, công khai thủ tục hành chính về đất đai
Quy định về công bố, công khai thủ tục hành chính về đất đai theo Điều 225 Luật Đất đai 2024 như sau:
- Thủ tục hành chính về đất đai sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải được công bố theo quy định của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.
- Nội dung công khai thủ tục hành chính về đất đai bao gồm:
+ Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; cơ quan giải quyết thủ tục hành chính; đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
+ Thời gian giải quyết đối với từng thủ tục hành chính;
+ Thành phần, số lượng hồ sơ đối với từng thủ tục hành chính;
+ Quy trình và trách nhiệm giải quyết từng thủ tục hành chính;
+ Nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí phải nộp đối với từng thủ tục hành chính;
+ Nội dung khác của bộ thủ tục hành chính (nếu có).
- Việc công khai về các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 225 Luật Đất đai 2024 thực hiện bằng hình thức niêm yết thường xuyên tại trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; đăng trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh, trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
IV. Trách nhiệm thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
Trách nhiệm thực hiện thủ tục hành chính về đất đai theo Điều 226 Luật Đất đai 2024 như sau:
- Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, bảo đảm thống nhất giữa thủ tục hành chính về đất đai với các thủ tục hành chính khác có liên quan.
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện thủ tục hành chính tại địa phương; quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan ở địa phương để giải quyết thủ tục hành chính về đất đai và thủ tục hành chính khác có liên quan; tổ chức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính về đất đai phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định và công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính./.
PHÒNG TƯ PHÁP QUỲ HỢP
-
MỘT SỐ HÌNH THỨC LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Qua theo dõi tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thời gian qua có xu hướng gia tăng, nổi lên một sổ thủ đoạn sau, cán bộ, Đảng viên và Nhân dân cần biết để phòng ngừa:
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức xin việc làm, xuất khẩu lao động: Do nắm bắt được nhu cầu muốn được làm việc trong các cơ quan nhà nước, đi xuất khẩu lao động của một số người dân, các đối tượng đã lợi dụng đưa ra các thông tin đánh lừa nạn nhân về việc bản thân có thể can thiệp, bố trí công việc hoặc có thể đưa người ra nước ngoài lao động, học tập để chiếm đoạt tài sản...
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức nhận tiền để “chạy án ”, “chạy chế độ, chính sách ”: Một số đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân về các chế độ, chính sách và quy định pháp luật để đưa ra các thông tin đánh lừa nạn nhân việc bản thân có thể liên hệ với các cơ quan tư pháp để “chạy” các tình tiết giảm nhẹ, thay đổi biện pháp ngăn chặn, giảm án trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm... với mục đích chiếm đoạt tài sản.
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng: Một số đối tượng giả danh cán bộ ngân hàng, đưa ra mức lãi suất tiền gửi cao hơn bình thường, làm giả các loại giấy tờ, con dấu, chữ ký của lãnh đạo ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Lừa đảo tuyển cộng tác viên sàn thương mại điện tử: Lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin và nhu cầu kiếm tiền nhanh, không cần bằng cấp, kinh nghiệm, làm việc tại nhà của bị hại, các đối tượng giả mạo tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Bằng thủ đoạn lập các trang Facebook, sàn thương mại điện tử giả mạo các nhãn hàng, trang thương mại điện tử như: Tiki.vn, Lazada, Shopee, Amazon... và chạy quảng cáo để tiếp cận người có nhu cầu làm cộng tác viên. Khi người có nhu cầu nhắn tin tìm hiểu cách thức làm việc, các đối tượng sẽ gửi các thông tin về “công ty”, “nhân viên chăm sóc khách hàng”... và yêu cầu gửi thông tin cá nhân, kết bạn Zalo để tư vấn. “Mồi nhử” mà bọn lừa đảo đưa ra rất hấp dẫn như: mỗi đơn hàng được bán ra, người bán sẽ được hưởng hoa hồng cao. Khi thanh toán các đơn hàng đâu có giá trị nhỏ, nạn nhân sẽ được hưởng hoa hồng. Sau khi có nhiều đơn hàng với số tiền thanh toán lớn, các đối tượng liên tục thúc ép nạn nhân nạp thêm tiền với các lý do như đơn hàng bị chậm do vận chuyển, phải nộp thuế hải quan... đê nạn nhân không có thời gian suy nghĩ, ngay lập tức chuyển tiền.
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp, đầu tư chứng khoán, tiền ảo, tiền điện tử...: Xuất hiện một số tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo, các hoạt động quảng bá trên mạng xã hội... để giới thiệu, mời chào, lôi kéo hàng trăm người dân tham gia đầu tư, kinh doanh các loại tiền ảo, tiền điện tử, đầu tư chứng khoán...với những hứa hẹn về lợi nhuận, mức hoa hồng hấp dẫn, lợi nhuận cao. Quá trình đầu tư, phát sinh các vụ việc sàn giao dịch bị “sập”, người đầu tư không có khả năng thu hồi tiền đầu tư đã gửi đơn tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đến cơ quan Công an.
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tin nhắn “rác ”, mạng xã hội Facebook, Zalo, kênh Youtube, chiếm quyền sử dụng tài khoản cá nhân mạng xã hội...: Đối tượng đăng tải các thông tin, video trên mạng xã hội Facebook, Zalo, kênh Youtube... có nội dung dự đoán, “soi cầu” sổ lô, số đề để người có nhu cầu mua số lô, số đề liên hệ qua tài khoản facebook, zalo để mua số lô, số đề trúng thưởng hàng ngày. Sau khi nhận được tiền của người bị hại thông qua tài khoản ngân hàng, đối tượng chiếm đoạt luôn số tiền đó. Một số đối tượng chiếm quyền sử dụng tài khoản cá nhân trên các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, Viber..., sau đó nhắn tin lừa người thân, bạn bè của chủ tài khoản chuyển tiền cho đối tượng nhằm chiếm đoạt tài sản...
- Lừa đảo thông qua hình thức mạo danh người có thẩm quyền: Các đối tượng thường sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống số điện thoại công khai của cơ quan Công an, Viện Kiểm sát để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của Viện Kiểm sát nhân dân...; dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân khiến nạn nhân sợ hãi. Thông thường đối tượng sử dụng số điện thoại hầu hết (khoảng 6,7 số cuối) giống với các số điện thoại công khai của các Cơ quan. Tuy nhiên đầu số thường là đầu số lạ (+00, +01...) do đối tượng sử dụng các dịch vụ của nước ngoài. Các đối tượng yêu cầu bị hại không được kể câu chuyện vừa trao đổi cho bất kỳ ai (kể cả người thân trong gia đình), mục đích nhằm để nạn nhân không có đủ thời gian để kiểm tra thông tin, không trình báo cho cơ quan Công an được biết. Đối tượng yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng, ngụy trang lý do để phục vụ công tác xác minh, điều tra. Sau đó, các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để chúng thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của chúng với vỏ bọc để xác minh, nếu không liên quan vụ án sẽ trả lại. Bị hại mà các đối tượng nhắm đến thường là phụ nữ; Người trung tuổi và cao tuôi (cả nam và nữ), người đã nghỉ hưu; những người thiếu kiến thức xã hội, cả tin, dễ tin người.
- Làm gia các giấy tờ, tài liệu để lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Các đối tượng làm giả giấy tờ tùy thân (CMND, bằng lái xe, sổ hộ khẩu...), sau đó thuê xe ô tô tự lái, làm giả giấy tờ đăng ký xe để đưa đi bán hoặc cầm cố nhằm chiếm đoạt tài sản./.
PHÒNG TƯ PHÁP QUỲ HỢP
-
Vừa qua, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành sửa đổi, bổ sung, hợp nhất một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực Lâm nghiệp.
Để tổ chức thực hiện các nội dung liên quan đến lĩnh vực Lâm nghiệp đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, UBND huyện giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hạt Kiểm lâm Quỳ Hợp, theo chức năng, nhiệm vụ quy định, chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong cán bộ và Nhân dân để thực hiện
-
-
Ngày 11/11/2020, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Biên phòng Việt Nam, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Ngày 25/11/2020, Chủ tịch nước có Lệnh số 11/2020/L-CTN công bố Luật.
Luật Biên phòng Việt Nam năm 2020 là văn bản pháp lý rất quan trọng, đã thể chế đầy đủ quan điểm, tư tưởng của Đảng về bảo vệ Tổ quốc; về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia như:“Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, “Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia”, “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; đặc biệt, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị về “Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia”, đó là “Xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới toàn dân rộng khắp, nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, BĐBP là một quân chủng thuộc Bộ Quốc phòng, lực lượng chuyên trách, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số thành phần tiến thẳng hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới”.
-
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2020. Luật có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 (sau đây gọi là Luật số 67/2020/QH14).
Luật số 67/2020/QH14 được thông qua đã đánh dấu một bước phát triển mới trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung
-
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 10/11/2022. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023. Theo đó, Luật được ban hành với những nội dung cơ bản như sau
-
BỘ TÀI LIỆU
Phổ biến Luật căn cước năm 2023
-
-
Thực hiện Giấy mời số 1891/STP-PBGDPL ngày 06/10/2023 của Sở Tư pháp tỉnh Nghệ An, Chiều ngày 09/10/2023 tại điểm cầu huyện Quỳ Hợp tham dự hội nghị trực tuyến gồm có Công chức 21 xã, thị trấn; Lãnh đạo và chuyên viên phòng Tư pháp; Tài chính; Kế toán Văn phòng UBND huyện.
|