Đối thoại chính sách cụm xóm, bản thực hiện Dự án 8 tại xã Châu Thái.
Vừa qua, Hội LHPN huyện Quỳ Hợp phối hợp với Hội LHPN xã Châu Thái tổ chức
hội nghị đối thoại chính sách cụm xóm, bản thực hiện Dự án 8 trên địa bàn xã. Hội nghị đối
thoại nằm trong khuôn khổ Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những
vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia
phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Trương Thị Bích Hiệp, Phó Chủ tịch Hội
LHPN huyện; Các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể xã
Châu Thái và 200 đại biểu là Ban Thường vụ Hội LHPN xã, Bí thư, xóm trưởng,
trưởng Ban công tác mặt trận; Chi hội trưởng phụ nữ và nhân dân cụm xóm, bản
thuộc dự án 8.
Quang cảnh hội nghị
đối thoại
Tại hội nghị đối thoại, các đại biểu đã có nhiều ý kiến, kiến nghị về thực
hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ
em trên địa bàn đó là: Xử phạt hành chính như
thế nào nếu kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có họ trong phạm vi
ba đời hoặc có dòng máu trực hệ?; Kết hôn trong phạm vi 03 đời là
hành vi bị cấm trong pháp luật hôn nhân gia đình. Vậy phạm vi ba đời là gì? Cách thức xác định phạm vi
ba đời để kết hôn như thế nào? Hành vi nào được
xem là hành vi bạo lực gia đình?; Hiện nay Nhà nước có những chính sách nào đối với công tác
phòng chống bạo lực gia đình? Công tác phòng chống bạo lực gia đình được Nhà nước
đảm bảo thực hiện từ nguồn kinh phí nào?; Nguyên tắc hoà giải trong phòng chống bạo lực gia đình được quy định như
thế nào? Trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống
bạo lực gia đình được quy định như thế nào…
Các đại biểu ý kiến tại hội nghị
Các ý kiến tại hội
nghị đã được cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, cơ quan chuyên môn giải đáp,
làm rõ, giúp nhân dân cụm xóm, bản thực hiện
Dự án 8 trên địa bàn xã Châu Thái hiểu và thực hiện đúng
theo quy định của pháp luật.
Các đồng chí chủ
trì điều hành hội nghị giải đáp các ý kiến của đại biểu tại hội nghị.
Thông qua Hội nghị
đối thoại nhằm từng
bước giải quyết băn khoăn, vướng mắc của nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong
xã hội. Từ hoạt động đối thoại, có cơ sở để đề xuất với cấp uỷ, chính quyền và
các ban ngành liên có thẩm quyền giải quyết tốt các quyền lợi, nguyện vọng
chính đáng của hội viên và Nhân dân thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi, qua đó xử lý kịp thời, đúng đắn những vấn đề cụ thể, thiết thực từ cơ sở.