Nhìn lại 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 Của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội ở huyện miền núi Quỳ Hợp.
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, được sự quan tâm, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả của các tổ chức chính trị xã hội, sự cố gắng nỗ lực của Ngân hàng CSXH huyện Quỳ Hợp, hoạt động tín dụng, chính sách đã có những chuyển biến tích cực, góp phần vào công tác giảm nghèo, an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện miền núi Quỳ Hợp.
Chị thị 40 bà đỡ cho hộ nghèo
và các đối tượng chính sách ổn định cuộc sống!
Thực
hiện chủ trương của Đảng về bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thời
gian qua, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp, đồng thời huy động được toàn xã
hội tham gia, góp phần giảm đáng kể số hộ nghèo, tăng số hộ khá, cải thiện từng
bước đời sống cho người nghèo nói riêng, nhân dân cả nước nói chung.
Ngân hàng CSXH kiểm tra mô hình vay vốn tại hộ gia đình ở xã Minh Hợp
Ngân hàng CSXH Quỳ Hợp giao dịch hàng
tháng tại xã
Một
trong những giải pháp quan trọng là việc Chính phủ thiết lập kênh tín dụng dành
riêng cho người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương, cụ thể hóa quy định
của Luật các Tổ chức tín dụng về phát triển ngân hàng chính sách xã hội hoạt
động không vì mục tiêu lợi nhuận, phục vụ người nghèo và các đối tượng chính
sách khác.
Ngày 04/10/2002,
Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo
và các đối tượng chính sách khác. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại Ngân
hàng Phục vụ người nghèo. Đặc biệt ngày 22/11/2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ
thị số 40 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội
nhằm khẳng định quan điểm nhất quán trong định hướng, nhận thức về vai trò của
TDCSXH trong giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.
Gia đình chị Hồ Thị Kiều ở xóm Xuân Lợi, xã Văn Lợi, huyện Quỳ
Hợp trước đây là một hộ nghèo. Năm 2018, chị Kiều đã được bình xét cho vay nguồn vốn giải quyết việc làm 50 triệu đồng, chị về đầu tư chăn nuôi trâu sinh sản và
trồng các loại cây ăn quả cũng như mía, cam quýt bán cho nhà máy đường Na Su.
Nhờ ham học hỏi thông qua các đợt tập huấn chuyển giao KHKT và cần cù chịu khó
áp dụng vào gia đình mình nên mô hình của gia đình chị Kiều phát huy rất hiệu
quả.
Hiện tại gia đình chị Kiều có 2 ha trồng
cam quýt, hơn 1 ha trồng mía. Mặc dù cây cam đã bước vào suy thoái, nhưng vườn
quýt cũng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình chị. Từ sản xuất chăn
nuôi, mỗi năm cũng mang về cho gia đình chị nguồn thu trên dưới 200 triệu đồng.
Với số tiền đó đảm bảo cho gia đình chị trang trải cuộc sống và từng bước vươn
lên trở thành hộ khá giả và điển hình trong phát huy hiệu quả nguồn vốn tín
dụng chính sách.
Chị Hồ Thị Kiều, xóm Xuân Lợi, xã Văn Lợi, Quỳ
Hợp chia sẻ:“Trước
đây gia đình tôi
rất khó khăn vất vả, đất đai nhiều nhưng thiếu vốn. Năm 2018, được Ngân hàng CSXH huyện
Quỳ Hợp cho
vay 50 triệu đồng để đầu tư thêm vào sản xuất, chăn nuôi.
Trước đây trồng cam rất hiệu quả, nhưng giờ cam suy thoái, không ăn thua, gia
đình tôi phá cam đi duy trì trồng quýt PQ và nuôi trâu sinh sản, hiện gia đình còn đàn trâu 10 con. Ngày xưa gia đình tôi là hộ nghèo, sau vươn lên hộ cận nghèo, rồi được vay vốn phát triển kinh tế giờ thoát nghèo rồi, gia đình trở lên khá giả rồi, rất
cảm ơn Ngân hàng và chính quyền địa phương quan tâm để gia đình có cuộc sống ổn
định như bây giờ”
Gia đình chị Kiều là
một trong số hàng nghìn gia đình hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Quỳ Hợp
đã được Ngân hàng CSXH huyện Qùy Hợp cho vay vốn sử dụng đúng mục đích và phát
huy hiệu quả trong thời gian vừa qua.
Hàng nghìn hộ thoát nghèo bền vững!
Sau 10 năm thực hiện chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương
Đảng từ 2014-2024, tín dụng chính sách xã hội ở Quỳ Hợp đã phục vụ 45.585 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn NHCSXH. Trong đó có 10.888 lượt hộ nghèo, 11.097 lượt hộ cận nghèo
và 1.208 lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển sản xuất.
Nhiều mô hình vay vốn Ngân hàng CSXH huyện Quỳ Hợp phát huy hiệu quả trên địa bàn huyện.
Nguồn vốn tín dụng chính sách trong 10 năm
qua ở huyện miền núi Quỳ Hợp đã góp phần giúp 4.948 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu
hút, tạo việc làm ổn định cho 1.267 lao động; 495 lao động được vay vốn đi
XKLĐ; 5.941 hộ gia đình kinh doanh tại vùng khó khăn có vốn đầu tư sản xuất
kinh doanh; 8.633 hộ gia đình tại vùng nông thôn được vay vốn xây dựng trên
17.266 công trình nước sạch và công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn nhằm nâng cao
điều kiện sống và cải thiện môi trường tại vùng nông thôn; 1.027 hộ nghèo được
vay vốn để xây dựng mới hoặc sửa chữa lại nhà ở, làm chòi tránh lũ, giúp người
nghèo có nhà ở kiên cố, ổn định, xóa bỏ tình trạng nhà tạm bợ, giột nát; hơn
4.564 em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, không
còn tình trạng sinh viên nghèo phải bỏ học vì thiếu tiền đóng học phí, giúp các
em có cơ hội được học tập nâng cao trình độ, được học nghề và có cơ hội tìm
kiếm việc làm ổn định, chương trình đã góp phần quan trọng trong chính sách
phát triển, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước...
Tính đến 30/4/2024, tổng dư nợ ở Quỳ Hợp đạt 753.414 triệu đồng, tăng so với trước khi
thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW là 457.634 triệu đồng, với 12.555 hộ đang còn dư nợ. Với kết quả đó, tín dụng
chính sách xã hội đã góp phần quan trọng giúp tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ
22,05% năm 2014 xuống còn 11,68% cuối năm 2023; góp phần thực hiện
thành công mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, ổn đinh an ninh,
chính trị tại địa phương.
Phó tổng giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam Nguyễn Đức Hải
làm việc ghi nhận biểu dương việc thực hiện vay vốn tại xã Châu Quang, Quỳ Hợp
Trao đổi với chúng tôi ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Ngân hàng CSXH
huyện Quỳ Hợp cho biết:“Quỳ Hợp là một
huyện miền núi, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo đang còn tương đối cao và hiện tại dư
nợ của ngân hàng CSXH huyện ở tốp 5 toàn tỉnh Nghệ An, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên. Việc
thực hiện chỉ thị 40-CT/TW trên địa bàn là việc đầu tiên xuyên suốt thực hiện
tín dụng CSXH là giải pháp quan trọng và cơ bản để giảm nghèo bền vững nâng cao
mức sống của nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy chúng tôi tham mưu cho
Trưởng ban đại diện HĐQT tập trung tuyên truyền, thực hiện tốt các nguồn lực
trên địa bàn. Ngoài nguồn vốn của TW, của UBND tỉnh cấp về thì chúng tôi huy
động trên địa bàn, đặc biệt nguồn huy động của huyện, của xã ủy thác cho bà con
vay. Đến nay nguồn vốn Ngân sách huyện đã ủy thác cho vay qua NHCSXH đạt 5,2 tỷ
đồng, chiếm 0,7% tổng nguồn vốn”.
Một góc thị trấn Quỳ Hợp hôm nay.
Có thể khẳng định rằng, Chỉ
thị 40-CT/TW của Ban bí thư TW Đảng đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân
Quỳ Hợp, đã tạo nên tác động mạnh mẽ, tích cực đối với hoạt động tín dụng chính
sách, giúp cho người dân yên tâm sản xuất sớm thoát nghèo và vươn lên
làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương.