BỘ ĐỀ THI
CUỘC THI TRỰC TUYẾN “TÌM HIỂU BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 – 2026 (Trên Cổng thông tin điện tử của huyện Quỳ Hợp)
Câu 1. Luật Bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân hiện hành được Quốc hội thông qua ngày tháng năm nào sau đây? - Ngày 25 tháng 06 năm 2014 - Ngày 25 tháng 06 năm 2015 - Ngày 25 tháng 06 năm 2016
Câu 2. Luật Bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân năm 2015 có bao nhiêu Điều? - 96 điều - 97 điều - 98 điều - 99 điều
Câu 3. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tổ chức vào ngày tháng nào sau đây? - Ngày 21/5/2021 - Ngày 22/5/2021 - Ngày Chủ nhật 23-5-2021 - Ngày 24-5-2021
Câu 5. Khi đi bầu cử, trong trường hợp cử tri viết phiếu bầu bị sai, hỏng thì cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác hay không? - Không có quyền đổi phiếu bầu khác - Có quyền đổi phiếu bầu khác - Tẩy xóa lên phiếu bầu để viết lại - Mất quyền bỏ phiếu
Câu 6. Sau khi kiểm phiếu xong, Tổ bầu cử phải lập các loại biên bản nào sau đây? - Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội tại khu vực bỏ phiếu; Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại khu vực bỏ phiếu; - Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện tại khu vực bỏ phiếu; Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tại khu vực bỏ phiếu - Tất cả các đáp án trên
Câu 7. Những phiếu bầu nào sau đây là phiếu bầu không hợp lệ? - Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát ra; Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử - Phiếu để số người được bầu nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử - Phiếu gạch xóa hết tên những người ứng cử; Phiếu ghi thêm tên người ngoài danh sách những người ứng cử hoặc phiếu có ghi thêm nội dung khác - Tất cả các đáp án trên Câu 8. Tổ bầu cử được sử dụng cách thức nào sau đây để thông báo về thời gian bầu cử, nơi bỏ phiếu? - Niêm yết bằng văn bản - Phát trên loa phóng thanh - Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng khác của địa phương - Tất cả các đáp án trên Câu 9. Những hành vi nào sau đây bị cấm trong vận động bầu cử? - Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác - Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử; Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình - Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri - Tất cả các đáp án trên
Câu 10. Thời gian vận động bầu cử được bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu là bao nhiêu giờ đồng hồ? - 12 giờ - 24 giờ - 48 giờ
Câu 11. Trong quá trình bầu cử, không xem xét, giải quyết đối với những đơn tố cáo nào sau đây? - Đơn ký tên nhiều người tố cáo - Đơn tố cáo đối với nhiều người - Đơn không có họ, tên người tố cáo hoặc mạo danh người khác để tố cáo
Câu 12. Trường hợp nào sau đây phải xóa tên người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân? - Người có tên trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội đã được Hội đồng bầu cử quốc gia công bố mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị khởi tố bị can, bị bắt, giữ vì phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bầu cử thì Hội đồng bầu cử quốc gia xóa tên người đó trong danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội - Người có tên trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đã được Ủy ban bầu cử công bố mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị khởi tố bị can, bị bắt, giữ vì phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bầu cử thì Ủy ban bầu cử, sau khi thống nhất ý kiến với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, quyết định xóa tên người đó trong danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân - Tất cả các đáp án trên
Câu 13. Danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo từng đơn vị bầu cử được xếp theo thứ tự nào sau đây? - Theo vần chữ cái A, B, C... - Theo tuổi từ cao đến thấp - Theo chức vụ từ cao đến thấp - Theo ngẫu nhiên
Câu 14. Những trường hợp nào sau đây không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân? - Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang bị khởi tố bị can, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự - Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án; Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích - Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn - Tất cả các đáp án trên
Câu 15. Từ khi niêm yết danh sách cử tri cho đến ngày bầu cử, nếu cử tri nào vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền nào sau đây? - Xin giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đã có tên trong danh sách cử tri để được bổ sung tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu - Xin giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi mình đã có tên trong danh sách cử tri để được bổ sung tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu - Xin giấy chứng nhận của Tổ bầu cử nơi mình đã có tên trong danh sách cử tri để được bổ sung tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu
Câu 16. Danh sách cử tri do chủ thể nào sau đây lập? - Ủy ban nhân dân cấp huyện lập theo từng khu vực bỏ phiếu - Ban bầu cử lập theo từng khu vực bỏ phiếu - Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo từng khu vực bỏ phiếu - Tổ bầu cử lập theo từng khu vực bỏ phiếu
Câu 17. Những trường hợp nào sau đây không được ghi tên vào danh sách cử tri? - Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, - Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo - Người mất năng lực hành vi dân sự - Tất cả các đáp án trên
Câu 18. Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ bầu cử hết nhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân vào thời điểm nào sau đây? - Sau khi kết thúc việc bỏ phiếu - Sau khi Ủy ban bầu cử kết thúc việc tổng kết công tác bầu cử và công bố kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân - Sau khi có quyết định của cơ quan cấp trên giải tán Ban bầu cử, Tổ bầu cử - Sau khi Hội đồng nhân dân tổ chức kỳ họp thứ nhất
Câu 19. Ủy ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân hết nhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân vào thời điểm nào sau đây? - Sau khi kết thúc việc bỏ phiếu - Sau khi Ủy ban bầu cử đã trình báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và hồ sơ, tài liệu về bầu cử tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới - Sau khi có quyết định của cơ quan cấp trên - Sau khi tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
Câu 20. Những trường hợp nào sau đây không được tham gia vào Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử? - Người trên 60 tuổi đối với nam và trên 55 tuổi đối với nữ - Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu cử ở đơn vị bầu cử - Người đã từng bị kỷ luật do vi phạm về thực hiện hiện nhiệm vụ công vụ - Người chưa đủ 21 tuổi
Câu 21. Khẳng định nào sau đây về Tổ bầu cử là đúng? - Tổ bầu cử có từ mười một đến hai mươi mốt thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương - Tổ bầu cử có từ mười đến hai mươi thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương - Tổ bầu cử có từ mười một đến hai mươi mốt thành viên gồm Tổ trưởng, Tổ phó, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương - Tổ bầu cử có từ mười lăm đến hai mươi lăm thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương
Câu 22. Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện có bao nhiêu thành viên là đúng quy định? - Có từ chín đến mười một thành viên - Có từ mười đến mười lăm thành viên - Có từ bảy đến chín thành viên - Có từ năm đến mười thành viên
Câu 23. Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có bao nhiêu thành viên là đúng quy định? - Có từ bảy đến chín thành viên - Có từ chín đến mười một thành viên - Có từ mười đến mười lăm thành viên - Có từ năm đến mười thành viên
Câu 24. Tổ chức nào sau đây được gọi là Tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương? - Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban bầu cử ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban bầu cử ở xã, phường, thị trấn - Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã - Tổ bầu cử - Tất cả các đáp án trên
Câu 26. Khẳng định nào sau đây về Địa điểm bỏ phiếu là đúng? - Địa điểm bỏ phiếu gồm: Cổng ra – vào và khu vực bên trong phòng bỏ phiếu phải được trang trí theo mẫu hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền - Địa điểm bỏ phiếu gồm: Cổng ra - vào, khu vực bên ngoài phòng bỏ phiếu và khu vực bên trong phòng bỏ phiếu phải được trang trí theo mẫu hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền - Địa điểm bỏ phiếu gồm: Cổng ra - vào, khu vực bên ngoài phòng bỏ phiếu và khu vực bên trong phòng bỏ phiếu được trang trí theo điều kiện cơ sở vật chất của địa phương - Địa điểm bỏ phiếu gồm: Khu vực bên ngoài phòng bỏ phiếu và khu vực bên trong phòng bỏ phiếu phải được trang trí theo mẫu hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền
Câu 27. Khu vực bên ngoài phòng bỏ phiếu gồm những địa điểm nào sau đây? - Là nơi niêm yết danh sách cử tri; nội quy phòng bỏ phiếu, thể lệ bầu cử - Nơi tổ chức lễ khai mạc - Nơi tiếp đón cử tri đến bỏ phiếu - Tất cả các đáp án trên
Câu 28. Khu vực bên trong phòng bỏ phiếu gồm những địa điểm nào sau đây? - Lối đi vào, lối đi ra - Bàn để cử tri xuất trình Thẻ cử tri và nhận phiếu bầu, bàn để cử tri viết phiếu bầu, bàn đóng dấu "Đã bỏ phiếu" vào Thẻ cử tri để xác nhận cử tri đã bỏ phiếu - Nơi để hòm phiếu - Tất cả các đáp án trên
Câu 29. Số lượng tối đa đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu tại mỗi đơn vị là bao nhiêu người? - Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội được bầu không quá hai đại biểu. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu không quá bốn đại biểu - Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội được bầu không quá ba đại biểu. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu không quá năm đại biểu - Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội được bầu không quá ba 1 biểu. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu không quá 2 đại biểu - Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội được bầu không quá bốn đại biểu. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu không quá sáu đại biểu Câu 30. Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi thì có quyền bầu cử? - Đủ mười tám tuổi trở lên - Đủ mười chín tuổi trở lên - Đủ hai mươi tuổi trở lên - Đủ hai mốt tuổi trở lên
Câu 31. Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi thì có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp? - Đủ mười chín tuổi trở lên - Đủ hai mươi tuổi trở lên - Đủ hai mươi mốt tuổi trở lên - Đủ mười tám tuổi trở lên
Câu 32. Đại biểu Hội đồng nhân dân cần có tiêu chuẩn nào sau đây? - Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam - Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác - Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân và liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm - Tất cả các đáp án trên
Câu 33. Những trường hợp nào sau đây không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân? - Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự và người đang bị khởi tố bị can - Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án và người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích. - Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn - Tất cả các đáp án trên
Câu 34. Như thế nào gọi là Hòm phiếu phụ trong bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp? - Hòm phiếu phụ là Hòm phiếu do Ủy ban nhân dân cấp xã chuẩn bị để cấp cho các Tổ bầu cử khi cần thiết - Hòm phiếu phụ là Hòm phiếu để đựng các phiếu bầu sau khi đã kiểm phiếu xong - Hòm phiếu phụ là Hòm phiếu dự phòng và có thể được di chuyển ra khỏi phòng bỏ phiếu - Hòm phiếu phụ là Hòm phiếu thứ hai được sử dụng khi Hòm phiếu thứ nhất đã bỏ đầy phiếu
Câu 35. Hòm phiếu phụ được sử dụng trong trường hợp nào sau đây? - Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được - Trong trường hợp cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng - Trong trường hợp cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ - Tất cả các đáp án trên
Câu 36. Những ai được chứng kiến việc kiểm phiếu? - Cử tri không phải là người ứng cử - Người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử - Các phóng viên báo chí - Tất cả các đáp án trên
Câu 37. Những phiếu bầu cử nào sau đây là phiếu hợp lệ? - Phiếu bầu theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát ra - Phiếu có đóng dấu của Tổ bầu cử - Phiếu bầu đủ hoặc ít hơn số đại biểu đã ấn định cho đơn vị bầu cử - Tất cả các đáp án trên
Câu 38. Kết quả bầu cử được tính như thế nào là đúng? - Kết quả bầu cử được tính trên số phiếu bầu hợp lệ và không phụ thuộc số lượng cử tri trong danh sách cử tri tại đơn vị bầu cử tham gia bầu cử - Kết quả bầu cử được tính trên số phiếu bầu hợp lệ và chỉ được công nhận khi đã có quá một nửa tổng số cử tri trong danh sách cử tri tại đơn vị bầu cử tham gia bầu cử - Kết quả bầu cử được tính trên số phiếu bầu hợp lệ và chỉ được công nhận khi đã có quá hai phần ba tổng số cử tri trong danh sách cử tri tại đơn vị bầu cử tham gia bầu cử - Kết quả bầu cử được tính trên số phiếu bầu hợp lệ và chỉ được công nhận khi đã có quá sáu mươi phần trăm (60%) tổng số cử tri trong danh sách cử tri tại đơn vị bầu cử tham gia bầu cử
Câu 39. Người trúng cử là người ứng cử đạt tỷ lệ số phiếu bầu so với tổng số phiếu bầu hợp lệ là bao nhiêu? - Người trúng cử phải là người ứng cử đạt số phiếu bầu quá hai phần ba tổng số phiếu bầu hợp lệ - Người trúng cử phải là người ứng cử đạt số phiếu bầu quá ba phần tư tổng số phiếu bầu hợp lệ - Người trúng cử phải là người ứng cử đạt số phiếu bầu quá một nửa tổng số phiếu bầu hợp lệ
Câu 40. Trường hợp số người ứng cử đạt số phiếu bầu quá một nửa tổng số phiếu bầu hợp lệ nhiều hơn số lượng đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu thì những người trúng cử là những người nào sau đây? - Người có tuổi cao hơn - Người có số phiếu bầu cao hơn - Người có chức vụ cao hươn - Người có tuổi thấp hơn
Câu 41. Trường hợp cuối danh sách trúng cử có nhiều người được số phiếu bầu bằng nhau và nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử thì người nào sau đây là người trúng cử? - Nữ hơn là người trúng cử - Người ít tuổi hơn là người trúng cử - Người dân tộc thiểu số là người trúng cử - Người nhiều tuổi hơn là người trúng cử
Câu 42. Sau khi kiểm phiếu xong, Tổ bầu cử phải làm biên bản kết quả kiểm phiếu. Biên bản kiểm phiếu phải được lập thành 3 bản, có chữ ký của Tổ trưởng, Thư ký và hai cử tri được mời chứng kiến việc kiểm phiếu. Sau đó, Biên bản kiểm phiếu được gửi đến cơ quan nào sau đây? - Biên bản kiểm phiếu được gửi đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn - Biên bản kiểm phiếu được gửi đến Ban bầu cử cấp xã, Ban bầu cử cấp huyện và Ban bầu cử cấp tỉnh - Biên bản kiểm phiếu được gửi đến Ban bầu cử và Ủy ban nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn - Biên bản kiểm phiếu được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Câu 43. Sau khi Hội đồng bầu cử công bố kết quả bầu cử trong cả nước thì Tổ bầu cử có trách nhiệm giao phiếu bầu, con dấu của Tổ bầu cử, hòm phiếu và các phương tiện, tài liệu khác có liên quan đến bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cho cơ quan nào sau đây để lưu trữ, bảo quản theo quy định của pháp luật? - Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn - Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn - Thường trực Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn
Câu 44. Thẻ cử tri sau khi công dân đã bỏ phiếu xong thì xử lý như thế nào? - Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào Thẻ cử tri và Tổ bầu cử thu giữ để lưu trữ - Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào Thẻ cử tri. Cử tri được quyền giữ Thẻ cử tri của mình - Khi cử tri bỏ phiếu xong, cử tri mang Thẻ cử tri của mình về cất giữ - Khi cử tri bỏ phiếu xong, cử tri phải đổi Thẻ đã bỏ phiếu để cất giữ
Câu 45. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã do phạm sai lầm, khuyết điểm bị cách chức, đình chỉ công tác, thôi giữ chức vụ thì Thẻ cử tri được vị Chủ tịch này ký khi còn đương chức (Thẻ này không trái với các quy định của pháp luật) có có giá trị pháp lý và có hiệu lực thi hành hay không? - Vẫn còn giá trị pháp lý và có hiệu lực thi hành nhưng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã mới được bầu giữ chức vụ phải ký xác nhận - Vẫn còn giá trị pháp lý và có hiệu lực thi hành - Không còn giá trị pháp lý và không có hiệu lực thi hành và phải cấp Thẻ mới
Câu 46. “Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân 1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm”. Tội phạm nêu trên được quy định tại Điều nào của Bộ Luật Hình sự năm 2015? - Điều 157 - Điều 160 - Điều 159 - Điều 158
Câu 47. “Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân 1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Dẫn đến phải tổ chức lại việc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm”. Tội phạm nêu trên được quy định tại Điều nào của Bộ Luật Hình sự năm 2015? - Điều 162 - Điều 164 - Điều 161 - Điều 163
Câu 48. Những bệnh nhân tâm thần sống tự do trong Nhân dân địa phương, vì mạng lưới y tế chuyên khoa chưa phát triển rộng khắp nên chưa khám và xác định được họ, nhưng gia đình cam kết và chính quyền địa phương xác nhận họ là người bị tâm thần và không có năng lực hành vi dân sự thì có được ghi tên vào Danh sách cử tri hay không? - Được ghi tên vào danh sách cử tri nhưng không cần phải đi bầu cử - Được ghi tên vào danh sách cử tri và được cho người khác đi bầu thay - Không được ghi tên vào danh sách cử tri - Được ghi tên vào danh sách cử tri và dùng hòm phiếu phụ để cho bỏ phiếu
Câu 49. Trường hợp người vừa câm, vừa điếc lại không biết chữ thì có được ghi tên vào danh sách cử tri hay không? - Được ghi tên vào danh sách cử tri và dùng hòm phiếu phụ để cho bỏ phiếu - Người vừa câm, vừa điếc không thuộc các trường hợp quy định không được ghi tên vào danh sách cử tri, do đó vẫn được ghi tên vào danh sách cử tri để tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân - Được ghi tên vào danh sách cử tri nhưng không cần phải đi bầu cử - Được ghi tên vào danh sách cử tri và được cho người khác đi bầu thay
Câu 50. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân là 05 năm, kể từ khi nào? - Kể từ Ngày bầu cử của Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau - Kể từ Ngày bầu cử của Hội đồng nhân dân khóa đó đến Ngày bầu cử cử Hội đồng nhân dân khóa sau - Kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau - Kể từ Ngày công bố kết quả bầu cử Hội đồng nhân dân khóa đó đến Ngày công bố kết quả bầu cử của Hội đồng nhân dân khóa sau
Câu 51. Chậm nhất bao nhiêu ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong? - Chậm nhất là 30 ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong - Chậm nhất là 45 ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong - Chậm nhất là 35 ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong - Chậm nhất là 60 ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong
Câu 52. Quốc hội có vị trí, chức năng nào sau đây? A- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam B- Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước C- Quốc hội thực hiện quyền xây dựng Nghị quyết, Luật, Bộ luật, Pháp lệnh. D- Cả đáp án A và B
Câu 53. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn người giữ chức vụ nào sau đây? - Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước - Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch Quốc hội - Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước - Tất cả các đáp án trên
Câu 54. Hội đồng nhân dân huyện Quỳ Hợp khóa XIX nhiệm kỳ 2021-2026 được bầu bao nhiêu đại biểu? - 25 đại biểu - 35 đại biểu - 45 đại biểu - 40 đại biểu
Câu 55. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn đối với người giữ các chức vụ nào sau đây? - Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp - Ủy viên Ủy ban nhân dân cùng cấp - Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp - Tất cả các đáp án trên
Câu 56. Chỉ thị 45-CT/TW ngày 20/6/2020 về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 do cơ quan nào sau đây ban hành? - Do Ban Chấp hành Trung ương ban hành - Do Bộ Chính trị ban hành - Do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành - Do Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành
Câu 57. Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 14/01/2021 về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 do chủ thể nào sau đây ban hành? - Do Thủ tướng Chính phủ ban hành - Do Chính phủ ban hành - Do Ban Tổ chức Trung ương ban hành - Do Bộ Nội vụ ban hành
Câu 58. Những trường hợp nào cử tri chỉ được tham gia bầu cử đại biếu Quốc hội và đại biếu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh? - Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri để tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Cử tri vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thi làm thủ tục để được bổ sung tên vào danh sách cử tri và tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu. - Tất cả các đáp án trên
Câu 59. Những trường hợp nào cử tri chỉ được tham gia bầu cử đại biếu Quốc hội và đại biếu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện? - Cử tri là người tạm trú tại đơn vị hành chính cấp xã và có thời gian đăng ký tạm trú chưa đủ 12 tháng chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri để tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi mình đang tạm trú. - Cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ở nơi tạm trú hoặc đóng quân. - Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ thi làm thủ tục để được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi tạm trú và tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. - Người chuyển đến tạm trú ở nơi khác với đơn vị hành chính cấp xã mà mình đã được ghi tên vào danh sách cử tri và có nguyện vọng tham gia bầu cử ở nơi tạm trú mới thi được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi tạm trú mới để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. - Tất cả các đáp án trên
Câu 60. Những trường hợp nào cử tri được tham gia bầu cử đại biếu Quốc hội và bầu cử đại biếu Hội đồng nhân dân ở cả ba cấp? - Cử tri là người thường trú tại đơn vị hành chính cấp xã nơi có khu vực bỏ phiếu; Cử tri là người tạm trú tại đơn vị hành chính cấp xã nơi có khu vực bỏ phiếu và có thời gian đăng ký tạm trú từ đủ 12 tháng trở lên - Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ đã làm thủ tục để được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi thường trú - Người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do hoặc đã hết thời gian giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc và đã làm thủ tục để đuợc xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi có trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc và đuợc bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi thuờng trú - Tất cả các đáp án trên
Câu 61. Người ứng cử được sử dụng các hình thức vận động bầu cử nào? - Gặp gõ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử - Thông qua phương tiện thông tin đại chúng - Tất cả các đáp án trên
Câu 62. Quyền bầu cử của công dân gồm nội dung nào sau đây? A- Quyền ứng cử, đề cử làm đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật B- Quyền bỏ phiếu bầu cử để lựa chọn người đại diện cho mình tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp C- Quyền tham dự các cuộc họp Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp D- Cả đáp án A và B trên
Câu 63. Khi tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vào Ngày Chủ nhật 23-5-2021, cử tri có nghĩa vụ gì sau đây? - Xuất trình Thẻ cử tri - Chấp hành các quy định của pháp luật về bầu cử - Chấp hành Nội quy phòng bỏ phiếu - Tất cả các đáp án trên