Các nội dung mà mô hình hướng đến để thực đó là: Phụ nữ và trẻ em không bị xâm hại hoặc không có nguy cơ bị xâm hại về thể chất, giới tính. Trẻ em đến trường không bị phân biệt, kỳ thị, xa lánh, bạo lực. Làm việc, học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí trong môi trường an toàn với nhận thức đầy đủ về quyền của bản thân.
Tiết mục văn nghệ chào mừng
Các tai nạn thương tích được phòng ngừa hiệu quả trong gia đình và tại cộng đồng; Được đảm bảo sử dụng các thực phẩm an toàn hàng ngày; Gắn thực hiện các tiêu chí của mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp, ngõ văn minh” với trồng các đoạn đường hoa; đoạn đường cây xanh; chỉnh trang vườn tược; thu gom, phân loại, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường… Được tiếp cận các dịch vụ an ninh, pháp luật công bằng, được tiếp cận các dịch vụ công như giáo dục, y tế… dễ dàng, thuận tiện, không bị sách nhiễu và được đối xử công bằng trên cơ sở giới và tiếng nói, ý kiến được tôn trọng.
Mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” của xóm Đồng Minh đã thu hút được 70 hộ gia đình tham gia. Qua đó nhằm nâng cao nhận thức, huy động sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền; cán bộ, hội viên, phụ nữ và người dân vào quá trình xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại cộng đồng.
Ký cam kết thực hiện mô hình làng quê an toàn, thân thiện cho phụ nữ
và trẻ em tại xóm Đồng Minh xã Châu Thái.
Tại lễ ra mắt, Hội phụ nữ xã Châu Thái đã Thông qua quyết định, quy chế hoạt động mô hình và ký cam kết thực hiện mô hình làng quê an toàn, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em một cách hiệu quả. Với việc ra mắt được mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” sẽ góp phần tăng cường sự tham gia của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, các ngành chức năng tại địa phương trong việc phối hợp, xử lý các vấn đề nổi cộm ảnh hưởng tới an toàn của phụ nữ, trẻ em, đồng thời có đề xuất kiến nghị, giải quyết các vấn đề liên quan được kịp thời, hiệu quả.