Sau 3 tháng học tập, 52 học viên của 2 bản đã được các thầy cô giáo của Trường trung cấp kinh tế Công nghiệp-TTCN Nghệ An và nghệ nhân lành nghề của huyện Quỳ Hợp truyền dạy những kinh nghiệm để dệt thành thạo các loại sản phẩm như chân váy, khăn piêu thắt lưng thì còn tiếp cận nhiều mẫu mã sản phẩm mới hợp với thị hiếu người tiêu dùng hơn như chăn, ga, gối đệm, túi xách,...
Chị Vi Thị Lương, Chủ tịch Hội LHPN xã Châu Thái
báo cáo kết quả học tập nghề thổ cẩm tại Châu Thái
Những loại sản phẩm này ngoài phục vụ nhu cầu của gia đình thì còn trở thành hàng hóa để bán ra thị trường. Qua đó góp phần khôi phục nghề truyền thống của chị em phụ nữ dân tộc Thái, đồng thời tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho chị em phụ nữ lúc nông nhàn.
Lãnh đạo Trường trung cấp kinh tế công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp Nghệ An phát biểu tại lễ bế giảng
Trong quá trình đào tạo nghề các học viên được hỗ trợ toàn bộ chỉ thêu để thực hành dệt các mẫu mã sản phẩm trong suốt quá trình học. Số kinh phí hỗ trợ của lớp học được đầu tư từ chương trình hỗ trợ đào tạo nghề theo quyết định 1956 của Thủ tướng chính phủ đến năm 2020.
Tham quan các mẫu sản phẩm do chị em lớp học làm ra
Kết thúc khóa học 100% học viên bản Lòng và Đồng Hin được cấp chứng chỉ sơ cấp nghệ dệt thổ cẩm
Kết thúc khóa học các chị đã hoàn thiện được 120 khung váy, 120 khung khăn và 80 khung thắt lưng. 52 chị tham gia tại 2 lớp đào tạo đều được Trường trung cấp kinh tế Công nghiệp-TTCN Nghệ An cấp chứng chỉ sơ cấp nghề dệt thổ cẩm theo quy định.